Chiếu sáng đô thị luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Mọi người luôn tìm cách để có được mức ánh sáng tốt nhất và tiết kiệm được điện năng nhất.
Kiến thức cơ bản cho chiếu sáng đô thị
Kiến thức cơ bản cho chiếu sáng đô thị sẽ giúp các bạn nắm rõ các thông tin như: chỉ số hoàn màu, các định luật quang học, các loại công thức khuếch tán, truyền xạ, sự hấp thụ ánh sáng, độ tương phản, độ chóa cũng như các đại lượng về chiếu sáng. Cùng Srigel tìm hiểu chi tiết qua bài viết này nhé!
Bảng mô tả ứng dụng chỉ số hoàn màu
Sau đây là bảng chỉ số hoàn màu mà các bạn có thể tham khảo:
Chỉ số hoàn màu | Chất lượng nhìn màu | Công việc ứng dụng |
CRI > 90 | Cao | Công việc cần sự chính xác ví dụ: kiểm tra in, nhộm màu, xưởng vẽ… |
80 < CRI < 90 | Cao | Công việc cần đánh giá màu đúng ví dụ: chiếu sáng trưng bày, khách sạn 4-5 sao |
60 < CRI <80 | Trung bình | Cần phân biệt màu tương đối các nhà xưởng – văn phòng |
40 < CRI < 60 | Thấp | Công việc không cần nhiều sự phân biệt màu sắc: kho, bãi… |
20 < CRI < 40 | Thấp | Công việc không cần phân biệt màu sắc như đèn đường,… |
Định luật quang học và ứng dụng trong kỹ thuật chiếu sáng.
1. Sự phản xạ.
- Phản xạ đều: Góc tới bằng góc phản xạ hệ số phản xạ đều có công thức: ρpxd=Φpxd / Φi < 1
Trong đó:
- Φpxd : quang thông phản xạ
- Φi : quang thông tới
- Phản xạ khuếch tán.
Hiện tượng này không tuân theo hiện tượng quang. Nó có đặc điểm là khi tia sáng chiếu tới bề mặt phản xạ khuếch tán, các tia sáng phản xạ sẽ đi theo nhiều hướng khác nhau.
Hệ số phản xạ khuếch tán có công thức: ρpxkt= Φpkxt / Φi < 1
Trong đó:
- Φpkxt : quang thông phản xạ
- Φi : quang thông tới
Trong thực tế trên bề mặt vật phản xạ đều có phản xạ đều và phản xạ khuếch tán nên.
ρpx = ρpxd + ρpxkt = Φpxd + Φpxkt / Φi <1
2. Truyền xạ.
- Truyền xạ đều.
Tia sáng ra khỏi vật liệu dạng tấm đồng nhất song song với tia tới. Định luật này ứng dụng để chế tạo các bộ phận quay bóng đèn trong suốt.
Công thức của truyền xạ đều: ρtxd = Φtxd / Φi <1
- Sự truyền xạ khuyết tán.
Là tia sáng tới và tia sáng ra khỏi tấm vật liệu có hướng khác nhau. Có 3 loại khuyết tán: khuếch tán đều, khuếch tán hổn hợp, phân tán. Ứng dụng để làm bóng đèn giảm chói như huỳnh quang….
Công thức: ρtxkt = Φtxkt / Φi <1
3. Sự khúc xạ:
Sự khúc xạ là sự thay đổi hướng của tia sáng đi qua các tiết diện lăng kính.
4. Sự hấp thụ:
Khi ánh sáng chiếu vào bất cứ vật nào cũng bị hấp thụ một phần năng lượng. Các vật liệu khác nhau dưới đây là bảng hấp thụ ánh sáng của các vật liệu:
Vật liệu | Hệ số hấp thụ |
Pha lê Thủy tinh Thủy tinh vàng nhạt Thủy tinh xanh nhạt Thủy tinh nhám Nhựa trong Thủy tinh sữa Thủy tinh mờ Thủy tinh vàng Thủy tinh vàng đậm | 5 – 12% 10 – 20% 15 – 20% 15 – 25% 15 – 30% 15 – 40% 15 – 4% 15 – 30% 15 – 60% 15 – 60% |
5. Độ Tương Phản
Ví dụ: Một tờ giấy đen đặt trên mặt bàn màu đen ta sẽ không nhìn thấy, trái lại nếu tờ giấy màu trắng trên mặt bàn màu đen thì ta sẽ thấy ngay.
Do độ chói của tờ giấy trắng và mặt bàn là khác nhau nên người ta định nghĩa độ tương phản, ký hiệu: C
C = Lo– Lg / Lg
Trong đó: C = Độ tương phản
Lo = Độ chói của vật (tờ giấy)
Lg= Độ chói của vật (mặt bàn)
6. Chói Lóa
Là hiện tượng mất khả năng nhìn tạm thời khi chúng ta nhìn vào nguồn sáng.
Ví dụ: Nhìn vào đèn pha xe hơi… hiện tượng này gây mất an toàn trong giao thông hay trong làm việc.
Độ chói nhỏ nhất để mắt có thể nhìn thấy là: L= 10-3cd/m2
Còn độ chói bắt đầu gây ra lóa mắt là: 5.000 cd/m2
Trog tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đèn đường có tiêu chí này.
7. Chỉ Số Tiện Nghi G
Là chỉ số để đánh giá mức độ chói lóa G= ISL+0,97Lg(Ltb)+4,41Lg(h)-1.46Lg(p)
Trong đó:
ISL: là chỉ số của đèn do nhà cung cấp cho, ISL có giá trị từ 3÷6
(ISL=13.84-3.31Lg(L80)+1.3Lg(I80/I88)0,5-0,08Lg(I80/I88)+1.29Lg(F))
F = Diện tích phát sáng quang sát từ góc 76o
Lg= Độ chói trung bình mặt đường
h= Độ cao đèn
p= Số đèn có trên 1km đường
Nếu: G = 1 Chói lóa quá mức cho phép
G = 4 Chói lóa ở mức cho phép
G = 9 Không chói lóa
Tiêu chuẩn TCXDVN 259:2001 quy định G≥ 4, chỉ xét chói lóa khi 20> h >5 và 100>p>20
8. Độ sáng (độ trưng)
9. Độ chói
Độ chói ký hiệu là L
Công thức: L = dI / (dS.cosα)
Độ chói phụ thuộc vào cường độ sáng và góc nhìn trên diện tích của vật phát sáng cũng như phụ thuộc vào tính chất phản
quang của bề mặt.
Độ chói trung bình của mặt đường là tiêu chuẩn đầu tiên để đánh giá chất lượng của chiếu sáng đường phố.
Đơn vị đo độ chói là Cd/m2. (Candela/ mét vuông)
Độ chói của một số bề mặt như sau:
– Bề mặt đèn huỳnh quang: 5.0000 — 15.0000 cd/m2
– Bề mặt đường nhựa chiếu sáng với độ roi 30 lux sẽ cho độ chói 2cd/m2

10. Nhiệt độ màu
4500K – 5000K Ánh sáng ban ngày, không mây.
6000K – 10.000K Ánh sáng khi trời nhiều mây (ánh sáng lạnh)
11. Chỉ số hoàn màu
Các xưởng in cần CRI >= 90
Chỉ số hoàn màu và độ sáng của nguồn sáng giúp giảm đi tỷ lệ hàng lỗi trong sản xuất.
Khái niệm cơ bản và các đại lượng chiếu sáng
Ánh sáng nhìn thấy là một dạng năng lượng điện từ được truyền trong không gian dưới dạng sóng. Ánh sáng nhìn thấy được có bước sóng từ 380 nm – 780 nm.
1. Quang thông
Quang thông có đơn vị đo là lumen.
Ký hiệu của quang thông: Φ
2. Quang hiệu
Quang hiệu có đơn vị là lumen/watt (lm/W)
Ký hiệu của quang hiệu: ᶯ (ê-ta)
3. Cườg độ sáng
- Góc khối
Ký hiệu: Ω (omega).

- Cường độ sáng
Cường độ sáng có đơn vị là Candela (Cd)
4. Độ rọi
Độ rọi có đơn vị tinh bằng lux (lx)
Ký hiệu là E

5.Định luật tỷ lệ nghịch bình phương
Địa chỉ mua đèn chiếu sáng đô thị
Srigel không chỉ là địa chỉ uy tín mà khách hàng có thể tìm mua các loại đèn chiếu sáng độ thị. Chúng tôi còn kinh doanh các loại đen led nhà xưởng, đèn pha và các loại năng lượng mặt trời. Không những thế Srigel còn là đơn vị sản xuất đèn led pha chất lượng cao mà khách hàng có thể tin tường.
Khách hàng liên hệ Srigel theo địa chỉ sau để được tư vấn về các loại đèn chiếu sáng độ thị cũng như những loại đèn khác mà chúng tôi cung cấp trên thị trường:
- Hotline: 0911 400 770
- Email: srigel.com.vn@gmail.com
- Website: www.srigel.com.vn
- Địa chỉ: Số 526 – 528 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P. 25, Q. Bình Thạnh